7 Điều bạn cần biết về sử dụng phân bón trồng rau sạch

Trồng rau sạch đang là xu hướng được mở rộng ở nông thôn và ngay cả thành phố. Nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng nguồn rau có xuất xứ không rõ ràng, chứa các chất gây độc hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên để trồng rau sạch hiệu quả thì chỉ dừng lại việc hiểu biết về kỹ thuật tưới nước, làm đất…là chưa đủ. Để việc bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao cần quan tâm quy trình bón phân phù hợp với đặc điểm của cây và đất trồng cây.

1. Những đặc điểm cần chú ý để xác định lượng phân bón hợp lý cho cây trồng:

  • Đặc điểm sinh lý của cây trồng.
  • Đặc điểm đất đai về khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  • Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ cây trồng cần tính lượng phân bón cũng liên quan tới khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất nên cũng cần quan tâm để tính lượng phân bón phù hợp

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bón phân cho cây:

* Sử dụng phân bón thời kỳ bón thúc:

Phân bón dạng lỏng (hay sử dụng thời kỳ bón thúc) sẽ cho cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn bởi ở dạng lỏng phân sẽ được hòa tan và ngấm vào đất nhanh hơn. Khi phân được ngấm vào đất nhanh hơn dễ cây sẽ được hấp thụ nhanh hơn, không mất thời gian hòa tan, thẩm thấu.

Tuy nhiên cần lưu ý lượng bón phân đúng với quy định của từng loại phân. Nếu quá liều lượng cây trồng sẽ bị úa vàng. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

* Sử dụng phân thời kỳ bón lót:

Để cây con phát triển nhanh thường bón lót phân trước khi trồng. Lúc bón lót dùng phân lân chủ yếu, để kích thích rễ phát triển. Lúc cây đã lớn cần nhiều lá bón thêm đạm và trước khi ra hoa, quả bón kali.

Tùy thời điểm trong năm mà lượng phân cần bón cho cây cũng khác nhau. Mùa xuân hè cây sinh trưởng phát triển nhanh bón nhiều phân hơn, sang mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Bón lót dùng phân dạng viên hoặc khô thuận lợi hơn cho việc làm đất và trồng cây

2. Hiểu về thành phần của phân bón:

Về cơ bản phân bón thường có 3 thành phần cơ bản là N, P, K tương ứng với Nitơ (đạm), Photpho (lân), Kali (kali). Trong đó Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa, quả. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.

3. Số lần bón phân cho cây trồng:

Bón phân cho cây trồng nên bón nhiều lần, mỗi lần bón không nên quá nhiều hay quá đặc. Đây cũng là vấn đề người nuôi trồng cây cần lưu ý.

Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Hoặc tùy theo đặc tính của cây trồng ta bón khác phù hợp với loại cây trồng đó.

4. Thời điểm bón phân cho cây trồng:

Bón phân vào sáng sớm hoặc chiều tối đều được hết nhưng cần hiệu quả cao nên bón vào buổi sáng, trước 10 giờ. Lưu ý không được bón phân vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao nước sẽ bị nóng kết hợp với phân dễ gây vết thương cho rễ cây.

Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

5. Các loại phân bón trên thị trường:

Tùy thuộc vào tình trạng cây, mục đích sinh trưởng để lựa chọn loại phân bón cso chức năng tương ứng cho phù hợp

_ Phân bón kích rễ: N3M, Toba Net, Nova King, Exotic, Toba Kelpit,…

_ Phân bón kích ra hoa: Đầu trâu 701, Growmore 10-55-10, Nutrilux Super Flower, Solubor,…

_ Phân bón lá: Siêu to lá Tera sorb foliar, phân bón lá siêu lân đỏ 10-55-10+TE…

_ Phân bón lá vi lượng: phân vi lượng Thái Lan Chalate(-) FETICOMBI 5, phân bón lá đa vi lượng Multipholate,…

_ Phân bón chuyên rau ăn lá: Nano King D01, Truedomant, Senca 16,…

_ Phân bón gốc: con cò NP UDAP 19-25, con cò Calcium Nitrate, con cò N-Protect,…

Danh sách các loại thuốc phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Đã được cấp phép lưu hành bởi Bộ nông nghiệp nên bạn có thể tin tưởng về chất lượng.

kienthucvanhoa.com