HGB là gì?

HgB là một trong những chỉ số có trong kết quả xét nghiệm khi phân tích tế bào máu. Cùng với các chỉ số khác sẽ cho thấy tình trạng của sức khỏe và hỗ trợ trong vấn đề theo dõi quá trình điều trị cho bệnh nhân. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin có liên quan đến chỉ số HgB này để các bạn có thể tham khảo thêm.

I.HgB là gì?

HgB là viết tắt của Hemoglobin, chỉ số này thể hiện lượng huyết sắc tố có trong 1 thể tích máu.

HgB có vai trò trong việc vận chuyển oxi đi từ phổi đến những cơ quan khác và nhận khí C02 để quay trở về lại phổi để phổi có thể làm nhiệm vụ trong việc trao đổi khí. Bên cạnh đó, HgB cũng chính là chất tạo màu đỏ cho máu và ở dạng protein của hồng cầu.

Phân loại HgB:

Hemoglobin có 3 loại phổ biến đó là:

1.Hemoglobin A là gì?

Đây là một loại huyết sắc tố thường được gặp nhất ở người trưởng thành và nó có sự liên quan trực tiếp đến một số loại bệnh ví dụ như thalassemia khi có lượng Hemoglobin A bị giảm mạnh.

2. Hemoglobin F là gì?

Đây là một loại huyết sắc tố được xuất hiện ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Có một số bệnh lý khiến cho lượng Hemoglobin F sẽ được tăng lên với số lượng lớn. Và thay thế Hemoglobin A ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, bạch cầu, khoảng thời gian sau khi sinh của sản phụ và thiếu máu bất sản.

3. Hemoglobin A2 là gì?

Đây là một loại huyết sắc tố bình thường, chúng được tìm thấy ở trong người trưởng thành.

II.Chỉ số HGB trong các kết quả xét nghiệm máu:

Chỉ số HgB cho ta tình trạng thiếu máu của những cá nhân được thực hiện xét nghiệm, nếu chỉ số này không được nằm trong khoảng giá trị chuẩn điều đó có nghĩa là tình trạng sức khỏe của người được xét nghiệm đó đang gặp vấn đề, căn cứ vào đó mà các bác sĩ có thể đưa ra quyết định liệu có cần phải thực hiện truyền máu cho cá nhân được xét nghiệm hay không. Giá trị Hemoglobin cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào giới tính, đối với nam giới chỉ số này thường là 13 đến 18 g/dl và ở nữ giới là từ 12 đến 16g/dl, còn đối với phụ nữ mang thai và trẻ em thì chỉ số này là 11 đến 14 g/dl.

Trong trường hợp chỉ số HgB của kết quả xét nghiệm thấp hơn so với chỉ tiêu có nghĩa là bạn đang trong tình trạng bị thiếu máu, nếu chỉ số này thấp hơn mức 8g/dl thì cần được xem xét để truyền máu. Tùy vào tình trạng cơ thể mà chỉ số này cũng được thay đổi như những lúc chúng ta ăn no, hoạt động mạnh, thiếu máu hay bị mất nước,…

Có thể có những chênh lệch đối với chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu do một số tác động của quá trình tiến hành xét nghiệm:

Việc đặt garo quá lâu dẫn đến tình trạng cô đặc máu.

Số lượng lipid máu và bạch cầu có thể làm đánh lừa và làm gây nên tình trạng tăng chỉ số HgB một cách giả tạo.

Tế bào máu được xét nghiệm vỡ có thể dẫn đến việc thay đổi chỉ số.

Một số điều kiện sống có thể gây chênh lệch chỉ số này như ở những người hút thuốc lá, những người vùng cao có thể làm tăng chỉ số Hemoglobin.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm cho tăng chỉ số này như là methyldopa, gentamycin và một số loại thuốc khác có tác dụng phụ làm cho chỉ số gentamycin này bị giảm đi như các loại thuốc kháng sinh, sulfonamid, apresoline, aspirin,…

III.Chỉ số Hemoglobin thấp do đâu?

Có khá nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng bị thiếu máu ở trong cơ thể khiến chỉ số Hemoglobin bị thấp đi, gồm có việc các tế bào máu được hình thành với một số lượng thấp hơn so với bình thường, tốc độ trong việc phá hủy quá nhanh của các tế bào hồng cầu so với thời gian được tạo thành hay là do sự mất máu bởi các vết thương gây ra. Chu kì của kinh nguyệt gây mất máu cho những bạn nữ hay việc hiến máu một cách thường xuyên cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bị thiếu máu. Một số tình trạng bị thiếu máu thể hiện qua chỉ số Hemoglobin như:

Tình trạng thiếu sắc: Cơ thể bị hạn chế đi khả năng hấp thụ sắt hay thực đơn dinh dưỡng bị thiếu đi lượng sắc ở mức cần thiết chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt.

Tình trạng thiếu máu – ác tính: Cũng tương tự như tình trạng thiếu sắc, thức ăn cung cấp hằng ngày bị thiếu lượng vitamin B12 cần thiết phải có hay do cơ thể chúng ta không có khả năng hấp thụ yếu tố vitamin B12 có thể là nguyên nhân để gây ra tình trạng cơ thể bị thiếu máu ác tính.

kienthucvanhoa.com